Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo

Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo

Toán lớp 5 Bài 2: Ôn tập phân số - Chân trời sáng tạo

Bài 2 Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo là bài học quan trọng giúp học sinh củng cố kiến thức về phân số đã học. Bài học này tập trung vào việc ôn tập các phép toán cơ bản với phân số như cộng, trừ, nhân, chia, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải toán thực tế.

Tại giaitoan.edu.vn, chúng tôi cung cấp lời giải chi tiết, dễ hiểu cho từng bài tập trong sách giáo khoa Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 2, giúp học sinh nắm vững kiến thức và tự tin giải bài tập.

a) Viết và đọc các phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. Có một viên gạch hình vuông, giữa viên gạch có một hình vuông màu trắng được vẽ họa tiết. Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé. 1/2 ; 1 ; 5/12 ; 2/3

Câu 3

    Trả lời câu hỏi 3 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

    Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây.

    $\frac{{15}}{{60}};\,\,\frac{3}{8};\,\,\frac{5}{{20}};\,\,\frac{{15}}{{40}};\,\,\frac{{30}}{{80}}$

    Phương pháp giải:

    Rút gọn các phân số thành phân số tối giản rồi xác định các phân số bằng nhau.

    Lời giải chi tiết:

    $\frac{{15}}{{60}} = \frac{{15:15}}{{60:15}} = \frac{1}{4}$ ; $\frac{5}{{20}} = \frac{{5:5}}{{20:5}} = \frac{1}{4}$

    $\frac{{15}}{{40}} = \frac{{15:5}}{{40:5}} = \frac{3}{8}$ ; $\frac{{30}}{{80}} = \frac{{30:10}}{{80:10}} = \frac{3}{8}$

    Vậy các phân số bằng nhau là $\frac{{15}}{{60}} = \frac{5}{{20}}$ ; $\frac{{15}}{{40}} = \frac{{30}}{{80}} = \frac{3}{8}$

    Câu 4

      Trả lời câu hỏi 4 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

      Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.

      $\frac{1}{2}\,\,;\,\,1\,\,;\,\,\frac{5}{{12}}\,\,;\,\,\frac{2}{3}$

      Phương pháp giải:

      So sánh các số rồi sắp xếptheo thứ tự từ lớn đến bé.

      Lời giải chi tiết:

      Ta có $\frac{1}{2} = \frac{6}{{12}}$ ; $\frac{2}{3} = \frac{8}{{12}}$

      Ta có: $1 > \frac{8}{{12}} > \frac{6}{{12}} > \frac{5}{{12}}$ hay $1 > \frac{2}{3} > \frac{1}{2} > \frac{5}{{12}}$

      Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là $1\,\,;\,\,\frac{2}{3}\,\,;\,\,\frac{1}{2}\,\,;\,\,\frac{5}{{12}}$

      Câu 1

        Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

        Quan sát các hình dưới đây.

        Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 0 1

        a) Viết và đọc các phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.

        b) Nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số trên. Mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?

        Phương pháp giải:

        Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

        Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số là số phần đã tô màu, mẫu số là số phần bằng nhau.

        Lời giải chi tiết:

        a) Hình 1: Phân số $\frac{1}{2}$:Một phần hai

        Hình 2: Phân số $\frac{2}{3}$: Hai phần ba

        Hình 3: Phân số $\frac{2}{5}$: Hai phần năm

        Hình 4: Phân số $\frac{3}{4}$: Ba phần tư

        b) Phân số $\frac{1}{2}$ có tử số là 1, mẫu số là 2. Mẫu số cho biết hình 1 được chia thành 2 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 1 phần được tô màu.

        Phân số $\frac{2}{3}$ có tử số là 2, mẫu số là 3. Mẫu số cho biết hình 2 được chia thành 3 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu.

        Phân số$\frac{2}{5}$ có tử số là 2, mẫu số là 5. Mẫu số cho biết hình 3 được chia thành 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu.

        Phân số $\frac{3}{4}$có tử số là 3, mẫu số là 4. Mẫu số cho biết hình 4 được chia thành 4 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 3 phần được tô màu.

        Câu 5

          Trả lời câu hỏi 5 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

          Tìm vị trí của bốn phân số $\frac{7}{4};\,\,\frac{5}{2};\,\,\frac{3}{4};\,\,\frac{1}{4}$ trên tia số sau.

          Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 4 1

          Phương pháp giải:

          Hai vạch chia liền nhau trên tia số hơn kém nhau $\frac{1}{4}$ đơn vị. Từ đó ta xác định vị trí của các phân số đã cho trên tia số.

          Lời giải chi tiết:

          Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 4 2

          Vui học

            Trả lời câu hỏi Vui học trang 11 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

            Câu nói của bạn nào đúng?

            Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 5 1

            Phương pháp giải:

            - Đếm số viên bi màu đỏ có trong hộp

            - Tìm $\frac{1}{4}$ số viên bi trong hộp và $\frac{1}{3}$ số viên bi trong hộp rồi so sánh với số viên vi màu đỏ

            Lời giải chi tiết:

            Trong hộp có 24 viên bi.

            $\frac{1}{4}$ số viên bi trong hộp là: $24 \times \frac{1}{4} = 6$ (viên)

            $\frac{1}{3}$ số viên bi trong hộp là: $24 \times \frac{1}{3} = 8$ (viên)

            Mà số viên bi màu đó có trong hộp là 7 viên.

            Vậy bạn nữ nói đúng.

            Thử thách

              Trả lời câu hỏi Thử thách trang 11 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

              Số?

              Có một viên gạch hình vuông, giữa viên gạch có một hình vuông màu trắng được vẽ họa tiết (như hình trên).

              Diện tích hình vuông màu trắng bằng $\frac{{.?.}}{{.?.}}$ diện tích của cả viên gạch.

              Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 6 1

              Phương pháp giải:

              Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.

              Lời giải chi tiết:

               Diện tích hình vuông màu trắng bằng $\frac{1}{4}$ diện tích của cả viên gạch.

              Câu 2

                Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                Số?

                Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 1 1

                Phương pháp giải:

                - Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

                - Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

                - Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. 

                - Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.

                Lời giải chi tiết:

                Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 1 2

                Đất nước em

                  Trả lời câu hỏi Đất nước em trang 11 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta có rất nhiều sân chim lớn. Nếu ở một sân chim, tại một thời điểm trong năm, người ta ước tính có đến hơn 200 000 cá thể chim trên diện tích 12 500 m2 thì trung bình trên mỗi mét vuông có bao nhiêu con chim?

                  Em hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

                  - Viết thương của phép chia 200 000 : 12 500 dưới dạng phân số.

                  - Rút gọn phân số đó để được thương là số tự nhiên.

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 7 1

                  Phương pháp giải:

                  - Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

                  Cách rút gọn phân số:

                  - Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

                  - Chia tử số và mẫu số cho số đó.

                  Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

                  Lời giải chi tiết:

                  200 000 : 12 500 = $\frac{{200\,000}}{{12\,500}}$

                  Rút gọn: $\frac{{200000}}{{12500}} = \frac{{200000:12500}}{{12500:12500}} = 16$

                  Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
                  • Câu 1
                  • Câu 2
                  • Câu 3
                  • Câu 4
                  • Câu 5
                  • Vui học
                  • Thử thách
                  • Đất nước em

                  Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Quan sát các hình dưới đây.

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 1

                  a) Viết và đọc các phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.

                  b) Nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số trên. Mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?

                  Phương pháp giải:

                  Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

                  Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số là số phần đã tô màu, mẫu số là số phần bằng nhau.

                  Lời giải chi tiết:

                  a) Hình 1: Phân số $\frac{1}{2}$:Một phần hai

                  Hình 2: Phân số $\frac{2}{3}$: Hai phần ba

                  Hình 3: Phân số $\frac{2}{5}$: Hai phần năm

                  Hình 4: Phân số $\frac{3}{4}$: Ba phần tư

                  b) Phân số $\frac{1}{2}$ có tử số là 1, mẫu số là 2. Mẫu số cho biết hình 1 được chia thành 2 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 1 phần được tô màu.

                  Phân số $\frac{2}{3}$ có tử số là 2, mẫu số là 3. Mẫu số cho biết hình 2 được chia thành 3 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu.

                  Phân số$\frac{2}{5}$ có tử số là 2, mẫu số là 5. Mẫu số cho biết hình 3 được chia thành 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu.

                  Phân số $\frac{3}{4}$có tử số là 3, mẫu số là 4. Mẫu số cho biết hình 4 được chia thành 4 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 3 phần được tô màu.

                  Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Số?

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 2

                  Phương pháp giải:

                  - Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

                  - Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

                  - Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. 

                  - Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.

                  Lời giải chi tiết:

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 3

                  Trả lời câu hỏi 3 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây.

                  $\frac{{15}}{{60}};\,\,\frac{3}{8};\,\,\frac{5}{{20}};\,\,\frac{{15}}{{40}};\,\,\frac{{30}}{{80}}$

                  Phương pháp giải:

                  Rút gọn các phân số thành phân số tối giản rồi xác định các phân số bằng nhau.

                  Lời giải chi tiết:

                  $\frac{{15}}{{60}} = \frac{{15:15}}{{60:15}} = \frac{1}{4}$ ; $\frac{5}{{20}} = \frac{{5:5}}{{20:5}} = \frac{1}{4}$

                  $\frac{{15}}{{40}} = \frac{{15:5}}{{40:5}} = \frac{3}{8}$ ; $\frac{{30}}{{80}} = \frac{{30:10}}{{80:10}} = \frac{3}{8}$

                  Vậy các phân số bằng nhau là $\frac{{15}}{{60}} = \frac{5}{{20}}$ ; $\frac{{15}}{{40}} = \frac{{30}}{{80}} = \frac{3}{8}$

                  Trả lời câu hỏi 4 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.

                  $\frac{1}{2}\,\,;\,\,1\,\,;\,\,\frac{5}{{12}}\,\,;\,\,\frac{2}{3}$

                  Phương pháp giải:

                  So sánh các số rồi sắp xếptheo thứ tự từ lớn đến bé.

                  Lời giải chi tiết:

                  Ta có $\frac{1}{2} = \frac{6}{{12}}$ ; $\frac{2}{3} = \frac{8}{{12}}$

                  Ta có: $1 > \frac{8}{{12}} > \frac{6}{{12}} > \frac{5}{{12}}$ hay $1 > \frac{2}{3} > \frac{1}{2} > \frac{5}{{12}}$

                  Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là $1\,\,;\,\,\frac{2}{3}\,\,;\,\,\frac{1}{2}\,\,;\,\,\frac{5}{{12}}$

                  Trả lời câu hỏi 5 trang 10 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Tìm vị trí của bốn phân số $\frac{7}{4};\,\,\frac{5}{2};\,\,\frac{3}{4};\,\,\frac{1}{4}$ trên tia số sau.

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 4

                  Phương pháp giải:

                  Hai vạch chia liền nhau trên tia số hơn kém nhau $\frac{1}{4}$ đơn vị. Từ đó ta xác định vị trí của các phân số đã cho trên tia số.

                  Lời giải chi tiết:

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 5

                  Trả lời câu hỏi Vui học trang 11 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Câu nói của bạn nào đúng?

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 6

                  Phương pháp giải:

                  - Đếm số viên bi màu đỏ có trong hộp

                  - Tìm $\frac{1}{4}$ số viên bi trong hộp và $\frac{1}{3}$ số viên bi trong hộp rồi so sánh với số viên vi màu đỏ

                  Lời giải chi tiết:

                  Trong hộp có 24 viên bi.

                  $\frac{1}{4}$ số viên bi trong hộp là: $24 \times \frac{1}{4} = 6$ (viên)

                  $\frac{1}{3}$ số viên bi trong hộp là: $24 \times \frac{1}{3} = 8$ (viên)

                  Mà số viên bi màu đó có trong hộp là 7 viên.

                  Vậy bạn nữ nói đúng.

                  Trả lời câu hỏi Thử thách trang 11 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Số?

                  Có một viên gạch hình vuông, giữa viên gạch có một hình vuông màu trắng được vẽ họa tiết (như hình trên).

                  Diện tích hình vuông màu trắng bằng $\frac{{.?.}}{{.?.}}$ diện tích của cả viên gạch.

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 7

                  Phương pháp giải:

                  Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.

                  Lời giải chi tiết:

                   Diện tích hình vuông màu trắng bằng $\frac{1}{4}$ diện tích của cả viên gạch.

                  Trả lời câu hỏi Đất nước em trang 11 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

                  Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta có rất nhiều sân chim lớn. Nếu ở một sân chim, tại một thời điểm trong năm, người ta ước tính có đến hơn 200 000 cá thể chim trên diện tích 12 500 m2 thì trung bình trên mỗi mét vuông có bao nhiêu con chim?

                  Em hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

                  - Viết thương của phép chia 200 000 : 12 500 dưới dạng phân số.

                  - Rút gọn phân số đó để được thương là số tự nhiên.

                  Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo 8

                  Phương pháp giải:

                  - Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

                  Cách rút gọn phân số:

                  - Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

                  - Chia tử số và mẫu số cho số đó.

                  Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

                  Lời giải chi tiết:

                  200 000 : 12 500 = $\frac{{200\,000}}{{12\,500}}$

                  Rút gọn: $\frac{{200000}}{{12500}} = \frac{{200000:12500}}{{12500:12500}} = 16$

                  Biến Toán lớp 5 thành môn học yêu thích! Đừng bỏ lỡ Toán lớp 5 Bài 2.Ôn tập phân số - SGK chân trời sáng tạo đặc sắc thuộc chuyên mục giải toán lớp 5 trên nền tảng toán. Với bộ bài tập Lý thuyết Toán tiểu học được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ tự tin ôn luyện, củng cố kiến thức một cách vững chắc qua phương pháp trực quan, sẵn sàng cho một hành trình học tập thành công vượt bậc.

                  Toán lớp 5 Bài 2: Ôn tập phân số - SGK Chân trời sáng tạo

                  Bài 2 trong chương trình Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo là một bước quan trọng trong việc hệ thống hóa kiến thức về phân số. Học sinh sẽ được ôn lại các khái niệm cơ bản, các quy tắc thực hiện các phép toán với phân số, và áp dụng những kiến thức này vào giải các bài toán thực tế.

                  I. Khái niệm cơ bản về phân số

                  Phân số là một biểu thức toán học dùng để biểu diễn một phần của một đơn vị hoặc một tập hợp. Một phân số có hai phần: tử số (phần được lấy ra) và mẫu số (phần chung). Ví dụ, phân số 2/3 có tử số là 2 và mẫu số là 3.

                  II. Các phép toán với phân số

                  1. Cộng phân số: Để cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng các tử số lại với nhau và giữ nguyên mẫu số. Ví dụ: 1/5 + 2/5 = 3/5. Nếu hai phân số có mẫu số khác nhau, ta cần quy đồng mẫu số trước khi cộng.
                  2. Trừ phân số: Tương tự như cộng phân số, để trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta trừ các tử số lại với nhau và giữ nguyên mẫu số. Ví dụ: 4/7 - 1/7 = 3/7. Nếu hai phân số có mẫu số khác nhau, ta cần quy đồng mẫu số trước khi trừ.
                  3. Nhân phân số: Để nhân hai phân số, ta nhân các tử số với nhau và nhân các mẫu số với nhau. Ví dụ: 1/2 * 2/3 = 2/6 = 1/3.
                  4. Chia phân số: Để chia hai phân số, ta nhân phân số bị chia với nghịch đảo của phân số chia. Ví dụ: 1/2 : 1/3 = 1/2 * 3/1 = 3/2.

                  III. Bài tập minh họa

                  Bài 1: Tính 1/4 + 2/4

                  Giải: 1/4 + 2/4 = (1+2)/4 = 3/4

                  Bài 2: Tính 5/6 - 1/6

                  Giải: 5/6 - 1/6 = (5-1)/6 = 4/6 = 2/3

                  Bài 3: Tính 2/5 * 3/4

                  Giải: 2/5 * 3/4 = (2*3)/(5*4) = 6/20 = 3/10

                  Bài 4: Tính 1/3 : 1/2

                  Giải: 1/3 : 1/2 = 1/3 * 2/1 = 2/3

                  IV. Mẹo giải bài tập phân số

                  • Luôn quy đồng mẫu số trước khi cộng hoặc trừ phân số.
                  • Khi nhân hoặc chia phân số, hãy rút gọn phân số trước nếu có thể.
                  • Kiểm tra lại kết quả sau khi giải bài tập.

                  V. Luyện tập thêm

                  Để nắm vững kiến thức về phân số, học sinh nên luyện tập thêm các bài tập khác trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi giải các bài toán về phân số.

                  VI. Ứng dụng của phân số trong thực tế

                  Phân số được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, khi chia một chiếc bánh pizza thành nhiều phần, mỗi phần sẽ là một phân số của chiếc bánh. Hoặc khi đo lường, chúng ta thường sử dụng phân số để biểu diễn các giá trị không phải là số nguyên.

                  Hy vọng với những kiến thức và bài tập được trình bày trên đây, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về bài 2 Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo và tự tin hơn trong việc giải các bài toán về phân số.