Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo

Chào mừng bạn đến với bài học lý thuyết về giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn trong chương trình Toán 9 Chân trời sáng tạo. Bài học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng quan trọng, giúp bạn hiểu rõ về cấu trúc của hệ phương trình và các phương pháp giải hiệu quả.

Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá định nghĩa, các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số, cũng như các ứng dụng thực tế của kiến thức này.

1. Cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế Bước 1. Từ một phương trình của hệ, biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình còn lại của hệ để nhận được một phương trình một ẩn. Bước 2. Giải phương trình một ẩn đó rồi suy ra nghiệm của hệ.

1. Cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Bước 1. Từ một phương trình của hệ, biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình còn lại của hệ để nhận được một phương trình một ẩn.

Bước 2. Giải phương trình một ẩn đó rồi suy ra nghiệm của hệ.

Ví dụ:

1. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 3\\x + 2y = 4\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có \(y = 2x - 3\).

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được \(x + 2\left( {2x - 3} \right) = 4\) hay \(5x - 6 = 4\), suy ra \(x = 2\).

Từ đó \(y = 2.2 - 3 = 1\).

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm là \(\left( {2;1} \right)\).

2. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = - 2\\2x - 2y = 8\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có \(x = y - 2\).

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được \(2\left( {y - 2} \right) - 2y = 8\) hay \(0y - 4 = 8\).

Do không có giá trị vào của y thỏa mãn hệ thức \(0y - 4 = 8\) nên hệ phương trình vô nghiệm.

3. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - x + y = - 2\\3x - 3y = 6\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có \(y = x - 2\).

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được \(3x - 3\left( {x - 2} \right) = 6\) hay \(0x = 0\).

Ta thấy mọi giá trị của x đều thỏa mãn \(0x = 0\).

Với giá trị tùy ý của x, giá trị tương ứng của y được tính bởi \(y = x - 2\).

Vậy hệ phương trình có nghiệm là \(\left( {x;x - 2} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý.

2. Cách giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số:

Bước 1. Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.

Bước 2. Cộng hay trừ từng vế của hai phương trình trong hệ để được một phương trình một ẩn và giải phương trình đó.

Bước 3. Thế giá trị của ẩn tìm được ở Bước 2 vào một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại. Kết luận nghiệm của hệ.

Ví dụ:

1. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}5x - 7y = 9\\5x - 3y = 1\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp cộng đại số như sau:

Trừ từng vế hai phương trình ta được \(\left( {5x - 5x} \right) + \left( { - 7y + 3y} \right) = 9 - 1\) hay \( - 4y = 8\), suy ra \(y = - 2\).

Thế \(y = - 2\) vào phương trình thứ hai ta được \(5x - 7.\left( { - 2} \right) = 9\) hay \(5x + 14 = 9\), suy ra \(x = - 1\).

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (-1;-2).

2. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 5y = 2\\ - 6x + 10y = - 4\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp cộng đại số như sau:

Chia hai vế của phương trình thứ hai cho 2, ta được hệ \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 5y = 2\\ - 3x + 5y = - 2\end{array} \right.\)

Cộng từng vế hai phương trình của hệ mới ta có \(0x + 0y = 0\). Hệ này luôn thỏa mãn với các giá trị tùy ý của x và y.

Với giá trị tùy ý của x, giá trị của y được tính nhờ hệ thức \(3x - 5y = 2\), suy ra \(y = \frac{3}{5}x - \frac{2}{5}\).

Vậy hệ phương trình đã cho cho nghiệm là \(\left( {x;\frac{3}{5}x - \frac{2}{5}} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\).

3. Cách tìm nghiệm của hệ hai phương trình bằng máy tính cầm tay

Ta sử dụng loại máy tính cầm tay (MTCT) có chức năng này (có phím MODE/MENU). Dưới đây là hướng dẫn cụ thể với máy Fx-580VNX.

Ta viết phương trình cần giải dưới dạng \(\left\{ \begin{array}{l}{a_1}x + {b_1}y = {c_1}\\{a_2}x + {b_2}y + {c_2}\end{array} \right.\).

Ví dụ: Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y - 4 = 0\\ - 2x + y = 0\end{array} \right.\), ta viết nó dưới dạng \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 4\\ - 2x + y = 0\end{array} \right.\).

Khi đó, ta có \({a_1} = 2\), \({b_1} = 1\), \({c_1} = 4\), \({a_2} = - 2\), \({b_2} = 1\), \({c_2} = 0\). Lần lượt thực hiện các bước sau:

Bước 1. Vào chức năng hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng cách nhấn MENU rồi bấm phím 9 để chọn tính năng Equation/Func (Ptrình/HệPtrình).

Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo 1

Bấm phím 1 để chọn Simul Equation (hệ phương trình).

Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo 2

Cuối cùng, bấm phím 2 để giải hệ hai phương trình bậc nhất

Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo 3

Bước 2. Ta nhập các hệ số \({a_1},{b_1},{c_1},{a_2},{b_2},{c_2}\) bằng cách bấm

Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo 4

Bước 3. Sau khi nhập xong, ta bấm phím =, màn hình hiện x = 1; tiếp tục bấm =, màn hình hiện y = 3. Ta hiểu nghiệm của hệ phương trình là (-1;2).

Chú ý:

- Muốn xóa số vừa mới nhập thì bấm phím AC, muốn thay đổi số đã nhập ở vị trí nào đó thì di chuyển con trỏ đến vị trí đó rồi nhập số mới.

- Bấm phím ▲ hay ▼ để chuyển hiển thị các giá trị của x và y trong kết quả.

- Nếu máy báo Infinite Solution thì hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.

Nếu máy báo No Solution thì hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

4. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn hai ẩn biểu thị hai đại lượng chưa biết và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số;

- Biểu diễn các đại lượng liên quan theo các ẩn và các đại lượng đã biết;

- Lập hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2. Giải hệ phương trình nhận được.

Bước 3. Kiểm tra nghiệm tìm được ở bước 2 có thỏa mãn điều kiện của ẩn hay không, rồi trả lời bài toán.

Ví dụ 1: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Hai xe cùng khởi hành một lúc ở hai tỉnh A và tỉnh B cách nhau 60km. Nếu đi ngược chiều thì gặp nhau sau 1 giờ; nếu đi cùng chiều thì xe đi nhanh sẽ đuổi kịp xe kia sau 3 giờ. Tìm vận tốc mỗi xe.

Lời giải:

Gọi x là vận tốc của xe đi nhanh, y là vận tốc của xe đi chậm ( \(x,y > 0;x > y\) và x, y tính bằng km/h).

Sau 1 giờ hai xe gặp nhau, nên ta có phương trình:

x + y = 60

Sau 3 giờ mỗi xe đi được 3x; 3y ( km) và gặp nhau, nên ta có phương trình:

3x – 3y = 60.

Vậy, ta có hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x + y = 60\\3x - 3y = 60\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}3x + 3y = 180\\3x - 3y = 60\end{array} \right.\end{array}\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x = 40\\y = 20\end{array} \right.\)

(\(x = 40;y = 20\) thỏa mãn các điều kiện đã nêu)

Vậy xe đi nhanh có vận tốc \(40\;(km/h)\), xe đi chậm có vận tốc \(20\;(km/h)\).

Ví dụ 2: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Tìm một số có hai chữ số, biết rằng tổng của hai chữ số ấy bằng 12 và khi thay đổi thứ tự hai chữ số thì được một số lớn hơn số cũ là 18.

Lời giải:

Gọi x, y là các chữ số hàng chục và hàng đơn vị của số đã cho (\(x \in \mathbb{N}\),\(0 < x \le 9\) ,\(0 \le x \le 9\))

Khi đó hai số có dạng \(\overline {xy} = 10x + y\) và \(\overline {yx} = 10y + x.\)

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 12\\10y + x - 18 = 10x + y\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 12\\x - y = 2\end{array} \right.\)

\(\left\{ \begin{array}{l}x = 5\\y = 7\end{array} \right.\)

Vậy số cần tìm là 57.

Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo 5

Làm chủ Toán 9, tự tin vào phòng thi! Đừng bỏ lỡ Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo đặc sắc thuộc chuyên mục toán 9 sgk trên nền tảng toán học. Với bộ bài tập toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát cấu trúc đề thi và chương trình sách giáo khoa mới nhất, đây chính là công cụ đắc lực giúp các em tối ưu hóa ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và thuần thục mọi dạng bài thi khó nhằn. Phương pháp học trực quan, khoa học sẽ mang lại hiệu quả vượt trội, giúp con bạn chinh phục mọi thử thách một cách dễ dàng.

Lý Thuyết Giải Hệ Hai Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Toán 9 Chân Trời Sáng Tạo

Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn là một trong những chủ đề quan trọng trong chương trình Toán 9, đặc biệt là theo chương trình Chân trời sáng tạo. Việc nắm vững lý thuyết và phương pháp giải hệ phương trình này là nền tảng để giải quyết các bài toán thực tế và tiếp thu các kiến thức toán học nâng cao hơn.

1. Định Nghĩa Hệ Hai Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn

Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng tổng quát:

  1. ax + by = c
  2. a'x + b'y = c'

Trong đó, x và y là các ẩn số, a, b, a', b', c, c' là các hệ số (a, b, a', b' ≠ 0). Nghiệm của hệ phương trình là các giá trị của x và y thỏa mãn đồng thời cả hai phương trình trong hệ.

2. Các Phương Pháp Giải Hệ Hai Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn

Có hai phương pháp phổ biến để giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn:

a. Phương Pháp Thế

Phương pháp thế bao gồm các bước sau:

  1. Biểu diễn một ẩn theo ẩn còn lại từ một trong hai phương trình.
  2. Thay biểu thức vừa tìm được vào phương trình còn lại.
  3. Giải phương trình mới để tìm giá trị của ẩn còn lại.
  4. Thay giá trị vừa tìm được vào biểu thức ở bước 1 để tìm giá trị của ẩn ban đầu.
  5. Kiểm tra lại nghiệm bằng cách thay các giá trị x và y vào cả hai phương trình ban đầu.
b. Phương Pháp Cộng Đại Số

Phương pháp cộng đại số bao gồm các bước sau:

  1. Nhân hai phương trình với các hệ số thích hợp sao cho hệ số của một ẩn nào đó bằng nhau hoặc đối nhau.
  2. Cộng hai phương trình lại với nhau để loại bỏ một ẩn.
  3. Giải phương trình mới để tìm giá trị của ẩn còn lại.
  4. Thay giá trị vừa tìm được vào một trong hai phương trình ban đầu để tìm giá trị của ẩn ban đầu.
  5. Kiểm tra lại nghiệm bằng cách thay các giá trị x và y vào cả hai phương trình ban đầu.

3. Các Trường Hợp Đặc Biệt

Hệ phương trình có thể có một nghiệm duy nhất, vô số nghiệm hoặc không có nghiệm. Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các hệ số của hai phương trình.

  • Hệ có một nghiệm duy nhất: Khi hệ số của x và y trong hai phương trình không tỉ lệ với nhau.
  • Hệ vô số nghiệm: Khi hai phương trình tương đương (tức là một phương trình có thể được suy ra từ phương trình kia).
  • Hệ vô nghiệm: Khi hai phương trình mâu thuẫn với nhau (tức là không có giá trị x và y nào thỏa mãn cả hai phương trình).

4. Ứng Dụng Của Hệ Hai Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn

Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học, ví dụ:

  • Giải các bài toán về tìm số, tìm tuổi, tìm vận tốc, thời gian, quãng đường.
  • Tính toán trong kinh tế, tài chính.
  • Mô tả các mối quan hệ giữa các đại lượng trong các bài toán vật lý, hóa học.

5. Bài Tập Vận Dụng

Để củng cố kiến thức, bạn có thể thực hành giải các bài tập sau:

  1. Giải hệ phương trình: 2x + y = 5 và x - y = 1
  2. Giải hệ phương trình: 3x - 2y = 7 và x + 2y = 1
  3. Tìm điều kiện để hệ phương trình ax + by = c và a'x + b'y = c' có nghiệm duy nhất.

Hy vọng bài học này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và hữu ích về lý thuyết giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Chân trời sáng tạo. Chúc bạn học tập tốt!

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9