Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 17, 18 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 17, 18 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 17, 18 sách bài tập Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Chào mừng các em học sinh đến với chuyên mục giải bài tập trắc nghiệm Toán 8 của giaitoan.edu.vn. Chúng tôi cung cấp đáp án chi tiết và lời giải dễ hiểu cho các câu hỏi trong sách bài tập Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 17 và 18.

Mục tiêu của chúng tôi là giúp các em học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và tự tin hơn trong các kỳ thi.

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1

    Khi thu gọn đơn thức \(3x{y^5}\left( { - \frac{2}{3}{x^3}{y^2}z} \right)\), ta được đơn thức

    A. \(2{x^2}{y^3}z\)

    B. \( - 2{x^4}{y^7}z\)

    C. \( - 2{x^3}{y^6}z\)

    D. \( - \frac{2}{9}{x^4}{y^7}z\)

    Phương pháp giải:

    Muốn nhân đơn thức với đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau. Sau đó, nhóm các hạng tử đồng dạng để thu gọn đa thức.

    Lời giải chi tiết:

    Ta có \(3x{y^5}\left( { - \frac{2}{3}{x^3}{y^2}z} \right). = \left( {3.\frac{{ - 2}}{3}} \right).x.{x^3}.{y^5}.{y^2}z = - 2{x^4}{y^7}z\).

    Chọn đáp án B.

    Câu 3

      Bậc của đa thức \(7{x^5} + 5{x^4}{y^3} - 2{x^3}{y^3} - 5{x^4}{y^3} + 2,5{x^3}{y^3} - 7{y^5}\) là

      A. 4

      B. 5. 

      C. 6. 

      D.7.

      Phương pháp giải:

      Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

      Lời giải chi tiết:

      Trước hết ta rút gọn đa thức

      \(7{x^5} + 5{x^4}{y^3} - 2{x^3}{y^3} - 5{x^4}{y^3} + 2,5{x^3}{y^3} - 7{y^5}\)

      \( = \left( {7{x^5} - 7{x^5}} \right) + \left( {5{x^4}{y^3} - 5{x^4}{y^3}} \right) + \left( { - 2{x^3}{y^3} + 2,5{x^3}{y^3}} \right)\)

      \( = 0,5{x^3}{y^3}\)

      Đơn thức \(0,5{x^3}{y^3}\) có bậc là 6.

      Vậy đa thức đã cho có bậc 6.

      Chọn đáp án C.

      Câu 2

        Trong các đơn thức \(M = 2xy{z^2}\); \(N = - 0,2{y^2}z\); \(P = - x{z^2}\); \(Q = 3,5y{z^2}\), đơn thức đồng dạng với đơn thức \(y{z^2}\) là:

        A. M.

        B. N.

        C. P.

        D. Q.

        Phương pháp giải:

        Các đơn thức đồng dạng là các đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.

        Lời giải chi tiết:

        Đơn thức đồng dạng với đơn thức \(y{z^2}\) là \(Q = 3,5y{z^2}\) vì chúng đều có phần biến là\(y{z^2}\).

        Chọn đáp án D. 

        Câu 4

          Khi cộng hai đơn thức \(\left( {1 + \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3}\) và \(\left( {1 - \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3}\) ta được đơn thức

          A. \({x^2}{y^3}\).

          B. \(2{x^2}{y^3}\).

          C. \(2\sqrt 5 {x^2}{y^3}\).

          D. \( - \sqrt 5 {x^2}{y^3}\).

          Phương pháp giải:

          Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.b + c.b = \left( {a + c} \right).b\)

          Lời giải chi tiết:

          Ta thực hiện cộng hai đơn thức

          \(\left( {1 + \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3} + \left( {1 - \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3} = \left( {1 + \sqrt 5 + 1 - \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3} = 2{x^2}{y^3}\).

          Chọn đáp án B.

          Câu 5

            Kết quả của phép cộng hai đơn thức \(2x{y^2}z\) và \( - 0,2{x^2}yz\) là

            A. Một đơn thức.

            B. Không xác định.

            C. Một đa thức.

            D. Một số.

            Phương pháp giải:

            Thực hiện cộng hai đơn thức.

            Lời giải chi tiết:

            Ta thực hiện phép cộng

            \(2x{y^2}z + \left( { - 0,2{x^2}yz} \right) = 2x{y^2}z - 0,2{x^2}yz\).

            Kết quả \(2x{y^2}z - 0,2{x^2}yz\) là một đa thức.

            Chọn đáp án C.

            Câu 6

              Cho hai đa thức A và B có cùng bậc 4. Gọi C là tổng của A và B. Khi đó:

              A. C là đa thức bậc 4

              B. C là đa thức có bậc lớn hơn 4.

              C. C là đa thức có bậc nhỏ hơn 4.

              D. C là đa thức có bậc không lớn hơn 4.

              Phương pháp giải:

              Tổng của hai đa thức cùng bậc là một đa thức có bậc không lớn hơn bậc của hai đa thức đó.

              Lời giải chi tiết:

              Tổng C của hai đa thức A và B cùng có bậc 4 là đa thức bậc 4 hoặc nhỏ hơn 4, không thể lớn hơn 4.

              Chọn đáp án D.

              Câu 7

                Tích của một đa thức bậc 3 và một đa thức bậc 2 là một đa thức

                A. bậc 5.

                B. bậc 6.

                C. bậc nhỏ hơn 5. 

                D. bậc lớn hơn 6.

                Phương pháp giải:

                Tích của hai đa thức là một đa thức có bậc bằng tổng bậc của hai đa thức đó.

                Lời giải chi tiết:

                Tích của một đa thức bậc 3 và một đa thức bậc 2 là một đa thức bậc 5.

                Chọn đáp án A.

                Câu 8

                  Thu gọn các tích \(A = \left( {{x^2}y + x{y^2}} \right)\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right)\) và \(B = \left( {x - y} \right)\left( {{x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3}} \right)\), ta được:

                  A. \(A = {x^4}y - x{y^4}\) và \(B = {x^4}y + x{y^4}\). 

                  B. \(A = {x^4}y + x{y^4}\) và \(B = {x^4}y - x{y^4}\).

                  C. \(A = x{y^4} - {x^4}y\) và \(B = {x^4}y + x{y^4}\). 

                  D. \(A = {x^4}y + x{y^4}\) và \(B = x{y^4} - {x^4}y\).

                  Phương pháp giải:

                  Muốn nhân hai đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

                  Lời giải chi tiết:

                  Ta có:

                  \(A = \left( {{x^2}y + x{y^2}} \right)\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right)\)

                  \( = {x^2}y\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right) + x{y^2}\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right)\)

                  \( = {x^4}y - {x^3}{y^2} + {x^2}{y^3} + {x^3}{y^2} - {x^2}{y^3} + x{y^4}\)

                  \( = {x^4}y + \left( { - {x^3}{y^2} + {x^3}{y^2}} \right) + \left( {{x^2}{y^3} - {x^2}{y^3}} \right) + x{y^4}\)

                  \( = {x^4}y + x{y^4}\).

                  Tương tự

                  \(B = \left( {x - y} \right)\left( {{x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3}} \right)\)

                  \( = x\left( {{x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3}} \right) - y\left( {{x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3}} \right)\)

                  \( = {x^4}y + {x^3}{y^2} + {x^2}{y^3} - {x^3}{y^2} - {x^2}{y^3} - x{y^4}\)

                  \( = {x^4}y + \left( {{x^3}{y^2} - {x^3}{y^2}} \right) + \left( {{x^2}{y^3} - {x^2}{y^3}} \right) - x{y^4}\)

                  \( = {x^4}y - x{y^4}\).

                  Chọn đáp án B.

                  Câu 9

                    Khi chia đơn thức \(2,5{x^3}{y^4}{z^2}\) cho đơn thức \( - 5{x^2}{y^4}z\) ta được kết quả là:

                    A. \( - 0,5x{z^2}\).

                    B. \(0,5xz\).

                    C. \( - 0,5{x^2}z\).

                    D. \( - 0,5xz\).

                    Phương pháp giải:

                    Muốn chia (nhân) đơn thức A cho đơn thức B, ta làm như sau:

                    + Chia (nhân) hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

                    + Chia (nhân) lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

                    + Nhân các kết quả tìm được với nhau.

                    Lời giải chi tiết:

                    Ta có: \(2,5{x^3}{y^4}{z^2}:\left( { - 5{x^2}{y^4}z} \right) = - 0,5xz\).

                    Chọn đáp án D.

                    Câu 10

                      Kết quả của phép chia \(5{x^3}{y^2} - 10{x^2}{y^3} + 15{x^2}{y^2}\) cho \( - 5{x^2}{y^2}\) là:

                      A. \( - xy + 2y - 3\).

                      B. \( - x + 2y - 3xy\).

                      C. \( - x + 2y - 3\).

                      D. \( - x + 2xy - 3\).

                      Phương pháp giải:

                      Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

                      Lời giải chi tiết:

                      Ta có:

                      \(\left( {5{x^3}{y^2} - 10{x^2}{y^3} + 15{x^2}{y^2}} \right):\left( { - 5{x^2}{y^2}} \right)\)

                      \( = 5{x^3}{y^2}:\left( { - 5{x^2}{y^2}} \right) - 10{x^2}{y^3}\left( { - 5{x^2}{y^2}} \right) + 15{x^2}{y^2}\left( { - 5{x^2}{y^2}} \right)\)

                      \( = - x + 2y - 3\).

                      Chọn đáp án C.

                      Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
                      • Câu 1
                      • Câu 2
                      • Câu 3
                      • Câu 4
                      • Câu 5
                      • Câu 6
                      • Câu 7
                      • Câu 8
                      • Câu 9
                      • Câu 10

                      Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

                      Khi thu gọn đơn thức \(3x{y^5}\left( { - \frac{2}{3}{x^3}{y^2}z} \right)\), ta được đơn thức

                      A. \(2{x^2}{y^3}z\)

                      B. \( - 2{x^4}{y^7}z\)

                      C. \( - 2{x^3}{y^6}z\)

                      D. \( - \frac{2}{9}{x^4}{y^7}z\)

                      Phương pháp giải:

                      Muốn nhân đơn thức với đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau. Sau đó, nhóm các hạng tử đồng dạng để thu gọn đa thức.

                      Lời giải chi tiết:

                      Ta có \(3x{y^5}\left( { - \frac{2}{3}{x^3}{y^2}z} \right). = \left( {3.\frac{{ - 2}}{3}} \right).x.{x^3}.{y^5}.{y^2}z = - 2{x^4}{y^7}z\).

                      Chọn đáp án B.

                      Trong các đơn thức \(M = 2xy{z^2}\); \(N = - 0,2{y^2}z\); \(P = - x{z^2}\); \(Q = 3,5y{z^2}\), đơn thức đồng dạng với đơn thức \(y{z^2}\) là:

                      A. M.

                      B. N.

                      C. P.

                      D. Q.

                      Phương pháp giải:

                      Các đơn thức đồng dạng là các đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.

                      Lời giải chi tiết:

                      Đơn thức đồng dạng với đơn thức \(y{z^2}\) là \(Q = 3,5y{z^2}\) vì chúng đều có phần biến là\(y{z^2}\).

                      Chọn đáp án D. 

                      Bậc của đa thức \(7{x^5} + 5{x^4}{y^3} - 2{x^3}{y^3} - 5{x^4}{y^3} + 2,5{x^3}{y^3} - 7{y^5}\) là

                      A. 4

                      B. 5. 

                      C. 6. 

                      D.7.

                      Phương pháp giải:

                      Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

                      Lời giải chi tiết:

                      Trước hết ta rút gọn đa thức

                      \(7{x^5} + 5{x^4}{y^3} - 2{x^3}{y^3} - 5{x^4}{y^3} + 2,5{x^3}{y^3} - 7{y^5}\)

                      \( = \left( {7{x^5} - 7{x^5}} \right) + \left( {5{x^4}{y^3} - 5{x^4}{y^3}} \right) + \left( { - 2{x^3}{y^3} + 2,5{x^3}{y^3}} \right)\)

                      \( = 0,5{x^3}{y^3}\)

                      Đơn thức \(0,5{x^3}{y^3}\) có bậc là 6.

                      Vậy đa thức đã cho có bậc 6.

                      Chọn đáp án C.

                      Khi cộng hai đơn thức \(\left( {1 + \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3}\) và \(\left( {1 - \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3}\) ta được đơn thức

                      A. \({x^2}{y^3}\).

                      B. \(2{x^2}{y^3}\).

                      C. \(2\sqrt 5 {x^2}{y^3}\).

                      D. \( - \sqrt 5 {x^2}{y^3}\).

                      Phương pháp giải:

                      Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.b + c.b = \left( {a + c} \right).b\)

                      Lời giải chi tiết:

                      Ta thực hiện cộng hai đơn thức

                      \(\left( {1 + \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3} + \left( {1 - \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3} = \left( {1 + \sqrt 5 + 1 - \sqrt 5 } \right){x^2}{y^3} = 2{x^2}{y^3}\).

                      Chọn đáp án B.

                      Kết quả của phép cộng hai đơn thức \(2x{y^2}z\) và \( - 0,2{x^2}yz\) là

                      A. Một đơn thức.

                      B. Không xác định.

                      C. Một đa thức.

                      D. Một số.

                      Phương pháp giải:

                      Thực hiện cộng hai đơn thức.

                      Lời giải chi tiết:

                      Ta thực hiện phép cộng

                      \(2x{y^2}z + \left( { - 0,2{x^2}yz} \right) = 2x{y^2}z - 0,2{x^2}yz\).

                      Kết quả \(2x{y^2}z - 0,2{x^2}yz\) là một đa thức.

                      Chọn đáp án C.

                      Cho hai đa thức A và B có cùng bậc 4. Gọi C là tổng của A và B. Khi đó:

                      A. C là đa thức bậc 4

                      B. C là đa thức có bậc lớn hơn 4.

                      C. C là đa thức có bậc nhỏ hơn 4.

                      D. C là đa thức có bậc không lớn hơn 4.

                      Phương pháp giải:

                      Tổng của hai đa thức cùng bậc là một đa thức có bậc không lớn hơn bậc của hai đa thức đó.

                      Lời giải chi tiết:

                      Tổng C của hai đa thức A và B cùng có bậc 4 là đa thức bậc 4 hoặc nhỏ hơn 4, không thể lớn hơn 4.

                      Chọn đáp án D.

                      Tích của một đa thức bậc 3 và một đa thức bậc 2 là một đa thức

                      A. bậc 5.

                      B. bậc 6.

                      C. bậc nhỏ hơn 5. 

                      D. bậc lớn hơn 6.

                      Phương pháp giải:

                      Tích của hai đa thức là một đa thức có bậc bằng tổng bậc của hai đa thức đó.

                      Lời giải chi tiết:

                      Tích của một đa thức bậc 3 và một đa thức bậc 2 là một đa thức bậc 5.

                      Chọn đáp án A.

                      Thu gọn các tích \(A = \left( {{x^2}y + x{y^2}} \right)\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right)\) và \(B = \left( {x - y} \right)\left( {{x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3}} \right)\), ta được:

                      A. \(A = {x^4}y - x{y^4}\) và \(B = {x^4}y + x{y^4}\). 

                      B. \(A = {x^4}y + x{y^4}\) và \(B = {x^4}y - x{y^4}\).

                      C. \(A = x{y^4} - {x^4}y\) và \(B = {x^4}y + x{y^4}\). 

                      D. \(A = {x^4}y + x{y^4}\) và \(B = x{y^4} - {x^4}y\).

                      Phương pháp giải:

                      Muốn nhân hai đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

                      Lời giải chi tiết:

                      Ta có:

                      \(A = \left( {{x^2}y + x{y^2}} \right)\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right)\)

                      \( = {x^2}y\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right) + x{y^2}\left( {{x^2} - xy + {y^2}} \right)\)

                      \( = {x^4}y - {x^3}{y^2} + {x^2}{y^3} + {x^3}{y^2} - {x^2}{y^3} + x{y^4}\)

                      \( = {x^4}y + \left( { - {x^3}{y^2} + {x^3}{y^2}} \right) + \left( {{x^2}{y^3} - {x^2}{y^3}} \right) + x{y^4}\)

                      \( = {x^4}y + x{y^4}\).

                      Tương tự

                      \(B = \left( {x - y} \right)\left( {{x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3}} \right)\)

                      \( = x\left( {{x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3}} \right) - y\left( {{x^3}y + {x^2}{y^2} + x{y^3}} \right)\)

                      \( = {x^4}y + {x^3}{y^2} + {x^2}{y^3} - {x^3}{y^2} - {x^2}{y^3} - x{y^4}\)

                      \( = {x^4}y + \left( {{x^3}{y^2} - {x^3}{y^2}} \right) + \left( {{x^2}{y^3} - {x^2}{y^3}} \right) - x{y^4}\)

                      \( = {x^4}y - x{y^4}\).

                      Chọn đáp án B.

                      Khi chia đơn thức \(2,5{x^3}{y^4}{z^2}\) cho đơn thức \( - 5{x^2}{y^4}z\) ta được kết quả là:

                      A. \( - 0,5x{z^2}\).

                      B. \(0,5xz\).

                      C. \( - 0,5{x^2}z\).

                      D. \( - 0,5xz\).

                      Phương pháp giải:

                      Muốn chia (nhân) đơn thức A cho đơn thức B, ta làm như sau:

                      + Chia (nhân) hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.

                      + Chia (nhân) lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.

                      + Nhân các kết quả tìm được với nhau.

                      Lời giải chi tiết:

                      Ta có: \(2,5{x^3}{y^4}{z^2}:\left( { - 5{x^2}{y^4}z} \right) = - 0,5xz\).

                      Chọn đáp án D.

                      Kết quả của phép chia \(5{x^3}{y^2} - 10{x^2}{y^3} + 15{x^2}{y^2}\) cho \( - 5{x^2}{y^2}\) là:

                      A. \( - xy + 2y - 3\).

                      B. \( - x + 2y - 3xy\).

                      C. \( - x + 2y - 3\).

                      D. \( - x + 2xy - 3\).

                      Phương pháp giải:

                      Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

                      Lời giải chi tiết:

                      Ta có:

                      \(\left( {5{x^3}{y^2} - 10{x^2}{y^3} + 15{x^2}{y^2}} \right):\left( { - 5{x^2}{y^2}} \right)\)

                      \( = 5{x^3}{y^2}:\left( { - 5{x^2}{y^2}} \right) - 10{x^2}{y^3}\left( { - 5{x^2}{y^2}} \right) + 15{x^2}{y^2}\left( { - 5{x^2}{y^2}} \right)\)

                      \( = - x + 2y - 3\).

                      Chọn đáp án C.

                      Vững vàng kiến thức, bứt phá điểm số Toán 8! Đừng bỏ lỡ Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 17, 18 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống đặc sắc thuộc chuyên mục giải toán 8 trên toán học. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát từng chi tiết chương trình sách giáo khoa, con bạn sẽ củng cố kiến thức nền tảng vững chắc và dễ dàng chinh phục các dạng bài khó. Phương pháp học trực quan, logic sẽ giúp các em tối ưu hóa quá trình ôn luyện và đạt hiệu quả học tập tối đa!

                      Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 17, 18 sách bài tập Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

                      Chương trình Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống được thiết kế để giúp học sinh phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và ứng dụng toán học vào thực tiễn. Trang 17 và 18 của sách bài tập tập trung vào các dạng bài tập trắc nghiệm, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và kỹ năng làm bài thi.

                      Nội dung chính trang 17, 18 sách bài tập Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

                      Các bài tập trắc nghiệm trên trang 17 và 18 thường xoay quanh các chủ đề sau:

                      • Đa thức: Các bài tập về thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức, cộng trừ đa thức.
                      • Phân tích đa thức thành nhân tử: Các bài tập về đặt nhân tử chung, sử dụng hằng đẳng thức, nhóm đa thức.
                      • Các phép toán với phân thức đại số: Cộng, trừ, nhân, chia phân thức.
                      • Phương trình bậc nhất một ẩn: Giải phương trình, ứng dụng phương trình vào giải bài toán thực tế.

                      Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Toán 8 hiệu quả

                      Để giải bài tập trắc nghiệm Toán 8 hiệu quả, các em cần:

                      1. Đọc kỹ đề bài: Xác định rõ yêu cầu của đề bài, các dữ kiện đã cho và các đại lượng cần tìm.
                      2. Phân tích đề bài: Xác định các kiến thức và kỹ năng cần sử dụng để giải bài tập.
                      3. Loại trừ đáp án: Sử dụng các kiến thức đã học để loại trừ các đáp án sai, tăng khả năng chọn đúng đáp án.
                      4. Kiểm tra lại đáp án: Sau khi chọn đáp án, hãy kiểm tra lại bằng cách thay vào đề bài để đảm bảo tính chính xác.

                      Ví dụ minh họa giải bài tập trắc nghiệm trang 17, 18

                      Ví dụ 1: Chọn đáp án đúng: (x + 2)(x - 2) bằng:

                      • A. x2 + 4
                      • B. x2 - 4
                      • C. x2 + 2x + 4
                      • D. x2 - 2x + 4

                      Lời giải: Sử dụng hằng đẳng thức (a + b)(a - b) = a2 - b2, ta có (x + 2)(x - 2) = x2 - 4. Vậy đáp án đúng là B.

                      Ví dụ 2: Giải phương trình: 2x - 3 = 5

                      Lời giải:

                      1. Chuyển -3 sang vế phải: 2x = 5 + 3
                      2. Rút gọn: 2x = 8
                      3. Chia cả hai vế cho 2: x = 4

                      Vậy nghiệm của phương trình là x = 4.

                      Lợi ích của việc học toán online tại giaitoan.edu.vn

                      Giaitoan.edu.vn cung cấp một môi trường học tập trực tuyến tiện lợi và hiệu quả, với nhiều ưu điểm:

                      • Đáp án chi tiết và lời giải dễ hiểu: Giúp các em hiểu rõ bản chất của bài toán và cách giải.
                      • Đa dạng bài tập: Cung cấp nhiều bài tập khác nhau để các em luyện tập và rèn luyện kỹ năng.
                      • Học mọi lúc mọi nơi: Các em có thể học toán online mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có kết nối internet.
                      • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần phải đến trung tâm gia sư, tiết kiệm thời gian và chi phí.

                      Lời khuyên cho học sinh khi học Toán 8

                      Để học tốt môn Toán 8, các em cần:

                      • Học bài đầy đủ: Đọc kỹ sách giáo khoa, ghi chép bài giảng và làm đầy đủ bài tập về nhà.
                      • Ôn tập thường xuyên: Ôn tập lại kiến thức đã học để củng cố và hệ thống hóa kiến thức.
                      • Luyện tập thường xuyên: Làm nhiều bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
                      • Hỏi thầy cô giáo: Nếu gặp khó khăn trong quá trình học tập, hãy hỏi thầy cô giáo để được giải đáp.

                      Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong môn Toán 8!

                      Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 8