Logo Header
  1. Môn Toán
  2. Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá

Lý thuyết Phương trình và Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9

Chào mừng bạn đến với bài học về Lý thuyết Phương trình và Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn trong chương trình Toán 9. Đây là một trong những kiến thức nền tảng quan trọng, giúp bạn giải quyết các bài toán thực tế và chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

Tại giaitoan.edu.vn, chúng tôi cung cấp tài liệu học tập đầy đủ, dễ hiểu, cùng với các bài tập thực hành đa dạng để bạn có thể nắm vững kiến thức một cách hiệu quả nhất.

1. Phương trình bậc nhất hai ẩn Khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn

1. Phương trình bậc nhất hai ẩn

Khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng

\(ax + by = c\),

trong đó a, b và c là các số đã biết (\(a \ne 0\) hoặc \(b \ne 0\)).

Ví dụ: \(2x + 3y = 4\), \(0x + 2y = 3\), \(x + 0y = 2\) là các phương trình bậc nhất hai ẩn.

Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

Cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là một nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn \(ax + by = c\) nếu \(a{x_0} + b{y_0} = c\).

Ví dụ: Cặp số \(( - 1;2)\) là nghiệm của phương trình \(2x + 3y = 4\) vì \(2.\left( { - 1} \right) + 3.2 = - 2 + 6 = 4\).

Cặp số \((1;2)\) không là nghiệm của phương trình \(2x + 3y = 4\) vì

\(2.1 + 3.2 = 2 + 6 = 8 \ne 4\).

Biểu diễn nghiệm trên mặt phẳng tọa độ Oxy

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi nghiệm \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) của phương trình \(ax + by = c\) được biểu diễn bởi điểm có tọa độ \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\).

Ví dụ:

Nghiệm của phương trình \( - 3x + y = 2\) được biểu diễn bởi đường thẳng d: \(y = 3x + 2\).

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá 1

Nghiệm của phương trình \(0x + y = - 2\) được biểu diễn bởi đường thẳng d: \(y = - 2\) vuông góc với Oy tại điểm \(M\left( {0; - 2} \right)\).

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá 2

Nghiệm của phương trình \(2x + 0y = 3\) được biểu diễn bởi đường thẳng d: \(x = 1,5\) vuông góc với Ox tại điểm \(N\left( {1,5;0} \right)\).

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá 3

2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ phương trình có dạng:

\(\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\\a'x + b'y = c'\end{array} \right.\),

trong đó mỗi phương trình của hệ là một phương trình bậc nhất hai ẩn x và y.

Ví dụ: Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 0\\x + y = 3\end{array} \right.\), \(\left\{ \begin{array}{l}3x = 1\\x - y = 3\end{array} \right.\), \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 3\\3y = 6\end{array} \right.\) là các hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

Nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) được gọi là một nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn nếu nó là nghiệm chung của hai phương trình của hệ đó.

Lưu ý:

- Nếu hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn không có nghiệm thì ta nói hệ đó vô nghiệm.

Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn là tìm tất cả các nghiệm của nó.

Ví dụ: Cặp số (1; 2) là một nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 0\\x + y = 3\end{array} \right.\), vì:

\(2x - y = 2.1 - 2 = 0\) nên (1; 2) là nghiệm của phương trình thứ nhất.

\(x + y = 1 + 2 = 3\) nên (1; 2) là nghiệm của phương trình thứ hai.

3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Bước 1:Từ một phương trình của hệ đã cho (xem là phương trình thứ nhất, ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn).

Bước 2. Giải phương trình thu được ở Bước 1 để tìm giá trị của ẩn có mặt trong phương trình đó.

Bước 3. Sử dụng giá trị của ẩn tìm được trong Bước 2 để tìm giá trị của ẩn còn lại rồi kết luận nghiệm của hệ phương trình.

Ví dụ:

1. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - y = 3\\x + 2y = 4\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có \(y = 2x - 3\).

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được \(x + 2\left( {2x - 3} \right) = 4\)

Giải phương trình \(x + 2\left( {2x - 3} \right) = 4\), ta được:

\(x + 2\left( {2x - 3} \right) = 4\)

\(5x - 6 = 4\)

\(x = 2\).

Thay \(x = 2\) vào phương trình \(y = 2x - 3\), ta có: \(y = 2.2 - 3 = 1\).

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất \(\left( {x;y} \right) = \left( {2;1} \right)\).

2. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = - 2\\2x - 2y = 8\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có \(x = y - 2\).

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được

\(2\left( {y - 2} \right) - 2y = 8\)

\(0y - 4 = 8\).

Do không có giá trị vào của y thỏa mãn hệ thức \(0y - 4 = 8\) nên hệ phương trình vô nghiệm.

3. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - x + y = - 2\\3x - 3y = 6\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp thế như sau:

Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có \(y = x - 2\).

Thế vào phương trình thứ hai của hệ, ta được

\(3x - 3\left( {x - 2} \right) = 6\)

\(0x = 0\).

Ta thấy mọi giá trị của x đều thỏa mãn \(0x = 0\).

Với giá trị tùy ý của x, giá trị tương ứng của y được tính bởi \(y = x - 2\).

Vậy hệ phương trình có nghiệm là \(\left( {x;x - 2} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý.

Lưu ý: Trong quá trình giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, nếu sau khi thế xuất hiện phương trình có hệ số của ẩn bằng 0 thì hệ phương trình đã cho hoặc có vô số nghiệm, hoặc vô nghiệm.

4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số:

Bước 1. Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.

Bước 2.Cộng hoặc trừ từng vế hai phương trình thu được trong Bước 1 để nhận được một phương trình mới mà hệ số của một trong hai ẩn bằng 0 (tức là phương trình chỉ còn một ẩn)

Bước 3. Giải phương trình mới tìm được ở Bước 2 để tìm giá trị của ẩn có mặt trong phương trình đó.

Bước 4. Thay giá trị vừa tìm được trong Bước 3 vào một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại rồi kết luận nghiệm của hệ phương trình.

Ví dụ:

1. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}5x - 7y = 9\\5x - 3y = 1\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp cộng đại số như sau:

Trừ từng vế hai phương trình ta được \(\left( {5x - 5x} \right) + \left( { - 7y + 3y} \right) = 9 - 1\) hay \( - 4y = 8\), suy ra \(y = - 2\).

Thế \(y = - 2\) vào phương trình thứ hai ta được \(5x - 7.\left( { - 2} \right) = 9\) hay \(5x + 14 = 9\), suy ra \(x = - 1\).

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (-1;-2).

2. Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 5y = 2\\ - 6x + 10y = - 4\end{array} \right.\) được giải bằng phương pháp cộng đại số như sau:

Chia hai vế của phương trình thứ hai cho 2, ta được hệ \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 5y = 2\\ - 3x + 5y = - 2\end{array} \right.\)

Cộng từng vế hai phương trình của hệ mới ta có \(0x + 0y = 0\). Hệ này luôn thỏa mãn với các giá trị tùy ý của x và y.

Với giá trị tùy ý của x, giá trị của y được tính nhờ hệ thức \(3x - 5y = 2\), suy ra \(y = \frac{3}{5}x - \frac{2}{5}\).

Vậy hệ phương trình đã cho cho nghiệm là \(\left( {x;\frac{3}{5}x - \frac{2}{5}} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\).

5. Tìm nghiệm của hệ phương trình bằng máy tính cầm tay

Ta sử dụng loại máy tính cầm tay (MTCT) có chức năng này (có phím MODE/MENU). Dưới đây là hướng dẫn cụ thể với máy Fx-580VNX.

Ta viết phương trình cần giải dưới dạng \(\left\{ \begin{array}{l}{a_1}x + {b_1}y = {c_1}\\{a_2}x + {b_2}y + {c_2}\end{array} \right.\).

Ví dụ: Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y - 4 = 0\\ - 2x + y = 0\end{array} \right.\), ta viết nó dưới dạng \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 4\\ - 2x + y = 0\end{array} \right.\).

Khi đó, ta có \({a_1} = 2\), \({b_1} = 1\), \({c_1} = 4\), \({a_2} = - 2\), \({b_2} = 1\), \({c_2} = 0\). Lần lượt thực hiện các bước sau:

Bước 1. Vào chức năng hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng cách nhấn MENU rồi bấm phím 9 để chọn tính năng Equation/Func (Ptrình/HệPtrình).

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá 4

Bấm phím 1 để chọn Simul Equation (hệ phương trình).

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá 5

Cuối cùng, bấm phím 2 để giải hệ hai phương trình bậc nhất

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá 6

Bước 2. Ta nhập các hệ số \({a_1},{b_1},{c_1},{a_2},{b_2},{c_2}\) bằng cách bấm

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá 7

Bước 3. Sau khi nhập xong, ta bấm phím =, màn hình hiện x = 1; tiếp tục bấm =, màn hình hiện y = 3. Ta hiểu nghiệm của hệ phương trình là (-1;2).

Chú ý:

- Muốn xóa số vừa mới nhập thì bấm phím AC, muốn thay đổi số đã nhập ở vị trí nào đó thì di chuyển con trỏ đến vị trí đó rồi nhập số mới.

- Bấm phím ▲ hay ▼ để chuyển hiển thị các giá trị của x và y trong kết quả.

- Nếu máy báo Infinite Solution thì hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.

Nếu máy báo No Solution thì hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá 8

Làm chủ Toán 9, tự tin vào phòng thi! Đừng bỏ lỡ Lý thuyết Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9 Cùng khám phá đặc sắc thuộc chuyên mục sách bài tập toán 9 trên nền tảng học toán. Với bộ bài tập lý thuyết toán thcs được biên soạn chuyên sâu, bám sát cấu trúc đề thi và chương trình sách giáo khoa mới nhất, đây chính là công cụ đắc lực giúp các em tối ưu hóa ôn luyện, củng cố kiến thức vững chắc và thuần thục mọi dạng bài thi khó nhằn. Phương pháp học trực quan, khoa học sẽ mang lại hiệu quả vượt trội, giúp con bạn chinh phục mọi thử thách một cách dễ dàng.

Lý Thuyết Phương Trình và Hệ Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Toán 9

Phương trình bậc nhất hai ẩn là phương trình có dạng tổng quát ax + by = c, trong đó a, b, c là các số thực và a, b không đồng thời bằng 0. x và y là các ẩn số. Việc hiểu rõ về phương trình bậc nhất hai ẩn là bước đầu tiên để làm quen với hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

1. Giải Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn

Giải phương trình bậc nhất hai ẩn nghĩa là tìm các giá trị của x và y thỏa mãn phương trình đó. Có nhiều cách để giải phương trình bậc nhất hai ẩn, trong đó phổ biến nhất là phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.

  • Phương pháp thế: Biểu diễn một ẩn theo ẩn còn lại từ phương trình, sau đó thay biểu thức đó vào phương trình ban đầu để tìm ẩn còn lại.
  • Phương pháp cộng đại số: Nhân các hệ số của một hoặc cả hai phương trình để khi cộng hai phương trình lại, một ẩn sẽ bị triệt tiêu, từ đó tìm được ẩn còn lại.

2. Hệ Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là tập hợp hai phương trình bậc nhất hai ẩn, được viết dưới dạng:

{ ax + by = c a'x + b'y = c' }

Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn nghĩa là tìm các giá trị của x và y thỏa mãn cả hai phương trình trong hệ.

3. Các Phương Pháp Giải Hệ Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn

Tương tự như giải phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn cũng có thể được giải bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.

  1. Phương pháp thế: Giải một phương trình để biểu diễn một ẩn theo ẩn còn lại, sau đó thay biểu thức đó vào phương trình còn lại để tìm ẩn còn lại.
  2. Phương pháp cộng đại số: Nhân các hệ số của một hoặc cả hai phương trình để khi cộng hai phương trình lại, một ẩn sẽ bị triệt tiêu, từ đó tìm được ẩn còn lại.

4. Ứng Dụng của Phương Trình và Hệ Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn

Phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có nhiều ứng dụng trong thực tế, ví dụ như:

  • Giải các bài toán về chuyển động
  • Giải các bài toán về năng suất lao động
  • Giải các bài toán về pha chế hóa chất

5. Bài Tập Ví Dụ

Ví dụ 1: Giải phương trình 2x + y = 5

Ta có thể biểu diễn y theo x: y = 5 - 2x. Vậy, phương trình có vô số nghiệm (x, y) thỏa mãn y = 5 - 2x.

Ví dụ 2: Giải hệ phương trình:

{ x + y = 3 2x - y = 0 }

Cộng hai phương trình lại, ta được 3x = 3, suy ra x = 1. Thay x = 1 vào phương trình x + y = 3, ta được y = 2. Vậy, hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x, y) = (1, 2).

6. Lưu Ý Quan Trọng

Khi giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, cần chú ý:

  • Kiểm tra lại kết quả sau khi giải để đảm bảo tính chính xác.
  • Sử dụng các phương pháp giải phù hợp với từng bài toán cụ thể.
  • Luyện tập thường xuyên để nắm vững kiến thức và kỹ năng.

Hy vọng bài học này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Lý thuyết Phương trình và Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn Toán 9. Chúc bạn học tập tốt!

Tài liệu, đề thi và đáp án Toán 9