Chào mừng các em học sinh đến với chuyên mục giải bài tập Toán 11 tập 1 của giaitoan.edu.vn. Ở đây, chúng tôi cung cấp lời giải chi tiết và dễ hiểu cho tất cả các bài tập trong SGK, giúp các em nắm vững kiến thức và tự tin hơn trong học tập.
Mục 2 SGK Toán 11 tập 1 thường chứa các bài tập về một chủ đề cụ thể. Chúng tôi sẽ giải thích từng bước, từ việc phân tích đề bài đến áp dụng công thức và đưa ra kết quả cuối cùng.
Cho đường thẳng d và điểm M không thuộc d. Vẽ đường thẳng \({d^'}\) qua M và song song với d.
Cho đường thẳng d và điểm M không thuộc d. Vẽ đường thẳng d' qua M và song song với d.
a) Đường thẳng d' có nằm trong mặt phẳng (M, d) không?
b) Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng d' như vậy? Vì sao?
Phương pháp giải:
a) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung.
b) Sử dụng tiên đề Euclid: “Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.”
Lời giải chi tiết:
a) Đường thẳng d' nằm trong mặt phẳng (M, d) vì hai đường thẳng song song phải đồng phẳng.
b) Chỉ vẽ được duy nhất một đường thẳng d' vì theo tiên đề Euclid: “Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.”
Cho hai mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\) cắt nhau theo giao tuyến c. Một mặt phẳng \(\left( \gamma \right)\) cắt \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\) lần lượt theo các giao tuyến a và b.
a) Khi a và b cắt nhau tại I thì I có thuộc c không?
b) Khi a và b song song với nhau thì a có thể cắt đường thẳng c không?
Phương pháp giải:
Điểm chung của 2 mặt phẳng thì phải nằm trên giao tuyến của chúng.
Lời giải chi tiết:
a)
\(\left\{ \begin{array}{l}a \subset \left( \alpha \right)\\b \subset \left( \beta \right)\\a \cap b = I\end{array} \right.\)
Nên I là điểm chung của \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\).
Mà c là giao tuyến của \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\).
Vậy I phải thuộc c.
b) Giả sử a và c cắt nhau tại điểm O. Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}a \cap c = O\\a \subset \left( \gamma \right)\\c \subset \left( \beta \right)\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \)O là điểm chung của \(\left( \gamma \right)\) và \(\left( \beta \right)\). Mà b là giao tuyến của \(\left( \gamma \right)\) và \(\left( \beta \right)\).
\( \Rightarrow \)\(O \in b\)
Mặt khác: \(O \in a\)
\( \Rightarrow \)a và b có điểm chung là O (Mâu thuẫn với a song song với b)
Vậy a không thể cắt c.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD). Gọi M là một điểm thuộc đoạn SA (M khác S và A). Xác định giao tuyến của các mặt phẳng (SAB) và (MCD).
Phương pháp giải:
Hai mặt phẳng (P) và (Q) có điểm chung là A và lần lượt chứa 2 đường thẳng song song là a và b thì giao tuyến của chúng sẽ là đường thẳng đi qua A và song song với a, b.
Lời giải chi tiết:
(SAB) và (MCD) có điểm chung là M và lần lượt chứa hai đường thẳng song song là AB và CD nên giao tuyến của chúng là đường thẳng d đi qua M và song song với AB, CD.
Cho hình chóp S.ABC. Gọi I và J lần lượt là trung điểm của AB và AC. (P) là mặt phẳng chứa IJ và cắt SB, SC lần lượt tại K, L. Chứng minh rằng IJLK là hình thang. Nếu K là trung điểm SB thì tứ giác IJLK là hình gì?
Phương pháp giải:
Áp dụng hệ quả định lý về giao tuyến của 3 mặt phẳng:
\(\left\{ \begin{array}{l}a \subset \left( P \right)\\b \subset \left( Q \right)\\a//b\\\left( P \right) \cap \left( Q \right) = c\end{array} \right. \Rightarrow a//b//c\)
Nhắc lại kiến thức cũ:
- Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối song song với nhau. Hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
- Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm 2 cạnh của tam giác. Đường trung bình song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
Lời giải chi tiết:
Ta có: IJ song song với BC vì cùng thuộc (ABC) và không có điểm chung (Đường trung bình trong tam giác)
Theo đề bài: \(\left( P \right) \cap \left( {SBC} \right) = KL\)
Mà (P) và (SBC) lần lượt có IJ và BC song song với nhau nên KL cũng song song với IJ, BC.
Vậy IJLK là hình thang.
Nếu K là trung điểm của SB thì KL song song với BC và bằng \(\frac{1}{2}\)BC
Mặt khác: IJ cũng bằng \(\frac{1}{2}\)BC (Đường trung bình trong tam giác)
Nên KL = IJ
Hình thang IJLK có KL = IJ là hình bình hành.
Quan sát hình một cánh cửa. Khung cửa là một hình chữ nhật và \({d_1},{d_2}\) là hai đường thẳng chứa hai cạnh hình chữ nhật, mép cửa là hình ảnh đường thẳng \(\Delta \) (Hình 4.48). Khi cánh cửa xoay, hãy nhận xét về vị trí tương đối giữa \(\Delta \)với \({d_1}\)?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
Khi cánh cửa xoay thì \(\Delta \)và \({d_1}\) song song với nhau hoặc trùng nhau.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, AD, SD, SB. Chứng minh rằng MNPQ là hình bình hành.
Phương pháp giải:
- Trong không gian, hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
- Đường trung bình là đoạn thẳng nối trung điểm của 2 cạnh tam giác. Đường trung bình song song và bằng một nửa cạnh thứ ba.
Lời giải chi tiết:
Xét (SAB) có M, Q lần lượt là trung điểm của AB, SB nên MQ song song và bằng một nửa SA.
Xét (SAD) có P, N lần lượt là trung điểm của SD, AD nên PN song song và bằng một nửa SA.
Suy ra MQ và PN song song và bằng nhau.
Vậy MNPQ là hình bình hành.
a) Hình 4.51 là một loại thang nhôm chữ A được kết hợp từ hai nhánh là hai thang đơn. Hãy chỉ ra hình ảnh một số cặp đường thẳng song song ở mỗi nhánh của thang. Các bậc thang ở hai nhánh khác nhau có song song với nhau không? Vì sao?
b) Hãy nêu thêm một số đồ vật xung quanh có hình ảnh là các đường thẳng song song.
Phương pháp giải:
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng đồng phẳng và không có điểm chung.
Lời giải chi tiết:
a) Các bậc thang ở một nhánh đều song song với nhau.
Vì các bậc thang ở mỗi nhánh đều song song với bậc thang trên cùng của nhánh đó. Mà 2 bậc thang trên cùng song song với nhau nên các bậc thang ở hai nhánh khác nhau cũng song song với nhau.
b) Các hình ảnh có các đường thẳng song song là sàn nhà có lát gạch, bảng, bàn, ghế,…
Mục 2 của SGK Toán 11 tập 1 thường tập trung vào một chủ đề quan trọng trong chương trình học. Việc nắm vững kiến thức và kỹ năng giải bài tập trong mục này là nền tảng để học tốt các kiến thức tiếp theo. Giaitoan.edu.vn xin giới thiệu chi tiết lời giải cho các bài tập trang 96, 97, 98, 99, giúp các em hiểu rõ bản chất của vấn đề và áp dụng linh hoạt vào các bài tập tương tự.
Ở trang 96, các em sẽ gặp các bài tập liên quan đến hàm số bậc hai, bao gồm việc xác định hệ số, tìm đỉnh parabol, vẽ đồ thị hàm số và giải các bài toán liên quan đến ứng dụng của hàm số bậc hai. Chúng ta sẽ đi qua từng bài tập một cách chi tiết:
Trang 97 tập trung vào các bài tập về bất phương trình bậc hai. Các em sẽ học cách giải bất phương trình bậc hai, xác định tập nghiệm và ứng dụng vào giải các bài toán thực tế.
Trang 98 và 99 thường chứa các bài tập tổng hợp, kết hợp kiến thức từ các phần trước và có độ khó cao hơn. Các bài tập này đòi hỏi các em phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học và có khả năng tư duy logic.
Bài tập | Nội dung chính | Lời giải |
---|---|---|
Bài 6 | Ứng dụng hàm số bậc hai vào bài toán thực tế | Giải thích chi tiết cách xây dựng mô hình toán học và giải bài toán. |
Bài 7 | Giải hệ phương trình chứa phương trình bậc hai | Sử dụng phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số để giải hệ phương trình. |
Giaitoan.edu.vn luôn đồng hành cùng các em trong quá trình học tập. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các tài liệu học tập, bài giảng, bài tập và lời giải chi tiết, giúp các em học toán một cách hiệu quả và thú vị. Hãy truy cập giaitoan.edu.vn để khám phá thêm nhiều tài liệu hữu ích khác!